FILMART

Friday, December 01, 2006

YoKo Ono


Bên cạnh phim Jackson Pollock , viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại Montréal đã trình chiếu nhiều phim khác để vinh danh những nhà nghệ sỹ tạo hình , văn chương , thi ca của thế giới...Trong khuôn khổ của liên hoan quốc tế về phim phản ánh những sáng tạo nghệ thuật (FESTIVAL INTERNATIONAL DU FILMS SUR L’ART) , trong lần này tôi đến xem một phim thật đặt biệt , nói về những công trình cùng tư duy của họa sỹ YOKO ONO , người đàn bà của thế giới hôm nay...
Trong lời dẩn đầu cho phim , người thực hiện , đạo diển Suzan Shaw đã nhận định’’Yoko Ono là một nghệ sỹ tuyệt vời của thế kỷ’’cái tuyệt vời ở đây không phải lồ lộ những mông ngực như Madona , hay Geri Halliwell, cái nỏn nà như Spice Girl,mà nó bao hàm một ý nghỉa rộng lớn về tất cả những công trình tạo tác của bà đã cống hiến cho con người hôm nay, bao gíá trị to tác lồng vào bên trong với những tư tưởng nhân bản của một nghệ sỹ xứ Phù-Tang luôn thiết tha để làm một điều gì đó , cho nền hòa bình đối với nhân loại...
Trong suốt 52 phút của tập phim , người thực hiện đã cố gắng bày tỏ tất cả những khả năng thu hoạch được trong cuộc đời của YoKo hầu cho khán giả thấu hiểu cùng nhất quán trong tinh thần nghệ thuật phục vụ nhân sinh, phục vụ xã hội.v.v
Cùng trong phim này, tôi đã hiểu và thông cảm nhiều hơn với Yoko,một nghệ sỹ thật sự, một con người luôn luôn đem những suy nghĩ cao đẹp trong sáng tạo chuyễn đến cho mọi nhà như một thông điệp, hầu mang lại những bình an trong cuộc sống đầy dẫy những bất an luíc bấy giờ...
Xuất thân từ một gia đình truyền thống ,Yoko Ono sinh ra và lớn lên ở Nhật, từ khi còn trẻ lúc 12, nàng đã muc kích như một nhân chứng cho bao tang thương của chiến tranh qua hình ảnh trái bom nguyên tử đầu tiên được ném vào nước Nhật, chính vì điều ám ảnh đó; khiến cho những sáng tạo,tạo hình đầu tiên của nàng điều man mác một cái gì đó nói về bầu trời, nó như một’’Happening’’bên những suy nghĩ kỳ diệu của kiếp nhân sinh.
Từ trong những năm đầu của thập niên 60 , Yoko đã sáng tạo nhiều qua những sắp đặt (installation) , trong năm 1966 ở Gallery Indica tại London , nàng đã tiếp xúc với John Lennon, một trong những thành viên của ban nhạc ‘’Beatle’’khi vị này đến viếng gallery, lúc ấy chiến tranh Việt-Nam đang trên đà leo thang...Sau đó John và Yoko tiến đến hôn nhân vào năm 1969.Trong suốt qúa trình sáng tạo nghệ thuật cùng với John nàng đã thực hiện nhiều gía trị mới cho nghệ thuật tạo hình qua những ‘’Performance’’ ở Carnegie hall New york city, trong số đó phải kể những sáng tác âm nhạc cùng với chồng.
Trong thời kỳ đầu tiên những tác phẩm của Yoko mang âm hưởng của Thiền Học cùng với sự hợp tác của đại nhạc sỹ JOHN CAGE , một môn đồ tâm ấn của Thiền Sư D.T Suzuki.
Hình ảnh ‘’Performance’’ của Yoko,bật từng que diêm , nhìn vào cho tận để’’Ngộ’’được ngọn lửa kia tan biến vào hư không...thực vậy.củng trong phim ta được tiếp kiến một Thiền sư, khi ông trình bày như sau:’’người Tây Phương khi gặp nhau thì hay hỏi’’Anh có khoẻ không?(how are you?) gợi lên những điều kiện vật lý hiện tại,còn ngườI Á Ðông thiền học thì hỏi’’Anh đi đâu đó?’’Where are you going’’ điều kiện dẩn đến giải thoát...Tất cả những gíá trị mang tính chất truyền thống này,nó bàng bạc một ý niệm sâu thẳm trong cuộc sống nghệ thuật của con người cùng bao suy nghỉ thầm kín của nó.
Hai điều trên nó phản ảnh một hình thái tâm lý,sinh lý, một mặt nó khơi dậy những những tác động tinh thần,một công án lớn hay một con đường như nhà thiền học Alain Watts đã từng nói ‘’ Thiền’’ là một’’ con đường’’.
Từ những năm 1968,khi chiến tranh Việt-Nam trở nên căng thẳng, John và Yoko đi hát khắp nơi trên thế giới ,vì sự đổ vở càng nhiều thì Âm nhạc lại nói lên những tích cực của nó; bomb đạn đã được lấn át bởi những lời ca, tiếng hát, để an uỉ, để chiụ đựng, để chứng tỏ rằng chúng ta còn một cuộc đời,còn sự sống, tôi hòan tòan đồng ý với Nietzsche khi ông cho rằng’’without music life would be an error’’...Những giòng nhạc sẽ không bao giờ ngưng đọng khi thiên nhiên lẩn con người bị đe dọa,hình ảnh và âm thanh luôn làm nên sự sống...Năm 1970 , khi không lực Mỹ khống chế bầu trời Hà-nội bằng đủ mọi hình thức, bằng tất cả các loại bomb...Trong lúc ấy ở Toronto,Yoko đã hát một sáng tác mới của mình cùng với John, những bài ngợi ca hòa bình, dù chỉ trong hy vong mỏng manh, trong phim trình bày Yoko hát bài ’’Don’t Worry’’, bài hát này lập đi lập lại câu”Ðừng lo lắng”,bên cạnh tiếng kêu,tiếng rú,tiếng ngân ,tiếng luyến,phần hòa âm thì không chổ nào chê được.
Trong lần gặp John ở Gallery Indica tận Lodon,Yoko trưng bày một tác phẩm chỉ vỏn vẹn hàng trăm cây đinh đóng trên một mảng vách , cùng với một cái búa , tác phẩm này có vẻ cụ thể (art Concret) , khi nhà phê bình đặt câu hỏi về gíá tri hiện kim của nó???ở Yoko Ono trả lời :, một tác phẩm nghệ thuật không chỉ định bằng hiện kim , mà gíá trị ở đây được đặt vào những yếu tố truyền thông (communication ) ,thực ra nghệ thuật nào cũng do con người tạo nên,để chuyên chở những tư duy , bao ý tưởng , các thông điệp từ tâm hồn người nghệ sỹ đến với quần chúng, người thưởng ngoạn , để hy vọng cả hai cùng thông cảm với nhau về một ý niệm nào đó...
Sau 11 năm sống chung với Yoko, John bị ám sát ở New York city bên ngoài nơi trú ngụ,bên cạnh Central parc,thời điểm mà tên tuổi của John làm một biểu tượng cho hòa bình,biểu tượng cho’’War is over’’.
Mãi đến năm 1980 mới nhận được greencard thường trú ở Mỹ,cuộc đời John đã chấm dứt,nhưng âm nhạc của ông vẫn chuyễn đạt đến đại chúng như những thông điệp ,cốt dành bao hạnh phúc cho cuộc đời,cho con người,hạnh phúc trong hòa bình thật sự’’you may say I’m dreamer but I’m not the only one,I hope some day you’ll join us and the world will live as one’’


Montreal 2002-2003